Nội dung báo cáo gồm 16 vấn đề (Về phạm vi điều chỉnh (Điều 1); về thẩm quyền của Thanh tra hàng hải (Điều 11); về phá dỡ tàu biển (các điều 46, 47, 48 và 49); về thuyền trưởng (điều 52) và trách nhiệm của thuyền trưởng đối với việc bắt người trong trường hợp khẩn cấp, phạm tội quả tang và đang bị truy nã trên tàu biển (Điều 56); về chế độ lao động và quyền lợi của thuyền viên (các điều 61, 63, 64, 65 và 66); về tiêu chí xác định cảng biển (Điều 74); về phân loại cảng biển (khoản 1 Điều 75); về quy hoạch và trách nhiệm lập, quản lý quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển (Điều 81 và 82); về việc quy định hình thức quản lý, khai thác cảng biển, luồng hàng hải (Điều 83); về quản lý hoạt động của tàu, thuyền tại cảng, bến thủy nội địa trong vùng nước cảng biển; về quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước (Điều 86); về Ban quản lý và khai thác cảng (các điều 87, 88 và 89); về tạm giữ tàu biển (Điều 114 và Điều 115); về bắt giữ tàu biển (Chương VI); về quyền và nghĩa vụ của hành khách (Điều 202) và một số vấn đề khác).
Dự thảo Bộ luật Hàng hải Việt Nam (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý có 20 Chương và 341 Điều. Trước khi thông qua toàn văn dự thảo Bộ luật, Quốc hội biểu quyết thông qua 04 điều như sau:
- Điều 7 Dự thảo Bộ luật về Chính sách phát triển hàng hải (tham gia: 433 bằng 87, 65% tổng số đại biểu; tán thành: 429 bằng 86,84%; không tán thành: 04 bằng 0,81%; không biểu quyết: 0);
- Điều 75 Dự thảo Bộ luật về Phân loại cảng biển và công bố danh mục cảng biển (tham gia: 438 bằng 88,66% tổng số đại biểu; tán thành: 433 bằng 87,65%; không tán thành: 03 bằng 0,61%); không biểu quyết: 02 bằng 0,41%);
- Điều 86 Dự thảo Bộ luật về Quản lý khai thác kết cấu hạ tầng cảng biển được đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước (tham gia: 431 bằng 87,25 tổng số đại biểu; tán thành: 423 bằng 85,63%; không tán thành: 06 bằng 1,21%; không biểu quyết: 02 bằng 0,40%);
- Điều 87 Dự thảo Bộ luật về Ban quản lý và khai thác cảng (tham gia: 428 bằng 86,64% tổng số đại biểu; tán thành: 409 bằng 82,79%; không tán thành: 17 bằng 3,44%; không biểu quyết: 02 bằng 0,40%).
Thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam với số phiếu tán thành cao.
Với số phiếu tán thành cao (tham gia: 438 bằng 88,66% tổng số đại biểu; tán thành: 433 bằng 87,65%; không tán thành: 03 bằng 0,61%; không biểu quyết: 02 bằng 0,40%), Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi. Bộ luật này sẽ có hiệu lực thi hành từ 01/7/2017.
vinamarine.org.vn